Thí nghiệm Hoek Thí_nghiệm_Fizeau

Một kết quả thí nghiệm khác cũng gián tiếp xác nhận hệ số kéo của Fresnel đã được thực hiện bởi Martin Hoek vào năm 1868.[P 4][S 5] Dụng cụ của Hoek cũng tương tự như của Fizeau, tuy nhiên một ống có chùm ánh sáng đi xuyên qua chứa nước đứng yên, và ống còn lại, dành cho đường đi của chùm sáng thứ hai, chứa không khí. Đối với ête giả định, Trái Đất, và do đó ống nước trong dụng cụ của Hooke, chuyển động. Đứng trong Trái Đất, ête được cho là chuyển động xuyên qua như một luồng "gió" ête, với tốc độ v. Thời gian mà ánh sáng đi qua hai ống, theo tính toán bởi Hoek từ giả thuyết kéo ête là:

t 1 = A B c + v + D E c n − v   , {\displaystyle t_{1}={\frac {AB}{c+v}}+{\frac {DE}{{\frac {c}{n}}-v}}\ ,} t 2 = A B c − v + D E c n + v   . {\displaystyle t_{2}={\frac {AB}{c-v}}+{\frac {DE}{{\frac {c}{n}}+v}}\ .} Hoek đã kỳ vọng rằng phổ quan sát được sẽ liên tục khi dụng cụ được đặt vuông góc với chiều chuyển động của Trái Đất trong ête, và sẽ có những dải phổ sáng và tối xen kẽ khi dụng cụ được đặt song song với chiều chuyển động của Trái Đất trong ête. Thực tế kết quả thí nghiệm cho thấy phổ luôn liên tục trong mọi hướng xoay của dụng cụ.

Do thời gian đi qua hai ống là khác nhau, vân giao thoa sẽ bị dịch chuyển một cách tương ứng. Tuy nhiên, nếu áp dụng giả thuyết kéo ête bán phần của Fresnel, sự khác biệt biến mất (khi v/c rất nhỏ so với 1). Sử dụng nhiều bố trí thí nghiệm khác nhau, Hoek đều ghi nhận được kết quả ủng hộ cho hệ số kéo của Fresnel. Một thí nghiệm tương tự, cũng cho kết quả tương tự là thí nghiệm Hammar. Thí nghiệm Hammar loại trừ cái được cho là làm "che chắn" ảnh hưởng của "gió" ête lên dụng cụ.

Trong bố trí thí nghiệm được thể hiện ở trên hình, Hoek dùng lăng kính P để làm tán sắc ánh sáng phát ra từ một khe thành một dải phổ. Dải ánh sáng này sau được chuẩn trực hóa bởi chuẩn trực kế C trước khi đi vào dụng cụ. Khi dụng cụ nằm song song với luồng "gió" ête giả định, Hoek kỳ vọng ánh sáng đi trên một đường sẽ chậm hơn đường kia và quãng đường lệch nhau khi gặp ở điểm giao thoa là 7/600 mm. Với ánh sáng đơn sắc (ở một màu nhất định) mà quãng đường này bằng một số nguyên lần bước sóng, giao thoa cộng hưởng sẽ xảy ra; và với ánh sáng đơn sắc mà quãng đường này bằng một số nguyên cộng với nửa nguyên lần bước sóng, giao thoa triệt tiêu sẽ xảy ra. Khi dụng cụ nằm vuông góc với luồng "gió" ête giả định, dải phổ sẽ quan sát được sẽ liên tục vì không có chênh lệch quang trình. Thực tế kết quả đo được của Hoek cho thấy dải phổ quan sát thấy luôn luôn liên tục, với mọi tư thế của dụng cụ.[P 4][S 5]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thí_nghiệm_Fizeau http://www.mpiwg-berlin.mpg.de/Preprints/P265.PDF http://www.physik.uni-augsburg.de/annalen/history/... http://adsabs.harvard.edu/abs/1907AnP...328..989L http://adsabs.harvard.edu/abs/1914KNAB...17..445Z http://adsabs.harvard.edu/abs/1915KNAB...18..398Z http://adsabs.harvard.edu/abs/1963AmJPh..31...47S http://adsabs.harvard.edu/abs/1964JAP....35.2556M http://adsabs.harvard.edu/abs/1972PhRvA...5..591B http://adsabs.harvard.edu/abs/1972RSPSA.328..337J http://adsabs.harvard.edu/abs/1975RSPSA.345..351J